Hiểu về HS Code #1: Cấu trúc mã HS hàng hóa

Để có thể dễ dàng tra cứu và áp dụng mã HS cho từng mặt hàng riêng biệt, trước tiên, ta cần hiểu rõ về cấu trúc bộ mã hóa này, cũng như cách đọc từng thành phần trong hệ thống. Việc này không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian tìm kiếm, đồng thời còn tăng tỷ lệ chính xác khi phân loại hàng hóa theo danh mục quốc tế này. Bạn có thể tìm kiếm thêm về tài liệu tra cứu HS Code như dưới đây:

  • Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC
  • Biểu thuế xuất nhập khẩu năm hiện hành được ban hành bởi Tổng cục hải quan

1. Ý nghĩa các chữ số trên mã HS

Hệ thống này chia tất cả các loại hàng hóa thành: Phần, Chương, Nhóm và Phân nhóm. Với mỗi cấp độ của hệ thống đều có các ghi chú giải thích, định nghĩa pháp lý về hàng hóa và mục chi tiết tuần tự của hàng hóa dựa trên một cấu trúc thống nhất.

Phần (số La Mã): Là các nhóm Chương, được tạo ra để nhóm lại với nhau nhiều loại hàng hóa có cùng chủng loại, chức năng, thành phần, ảnh hưởng, mục đích hoặc cách sử dụng.

Chương (số Ả Rập): Là các nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ hơn với nhau. Mỗi Chương được cấp một mã gồm hai chữ số, từ 01 đến 99, để xác định vị trí cụ thể mà hàng hóa được phân loại vào.

Nhóm (số Ả Rập): Tập hợp với nhau các hàng hóa tương tự một cách chặt chẽ và chi tiết hơn nữa, đồng thời cũng xác định lại các hàng hóa đó bằng hai chữ số. Các chữ số này của Nhóm nằm trong khoảng từ 01 đến 100, với 100 được biểu thị bằng 00.

Phân nhóm (số Ả Rập): Mục phân loại chi tiết quốc tế, được biểu thị bằng các chữ số tương tự như Nhóm, một lần nữa từ 01 đến 00.

Cấu trúc mã hàng hóa trong hệ thống

Trong đó, ABCD.EF bao gồm 6 chữ số, được tiêu chuẩn hóa và công nhận trên phạm vi quốc tế. Từ GHIJ… trở đi thuộc phạm vi quốc gia, tức là một số nước thành viên sẽ tự thêm các chữ số vào để phân loại danh mục hàng hóa của riêng họ.

Trường hợp nếu nhóm hàng không chi tiết thành nhiều phân nhóm hàng khác nhau thì sẽ được mã hoá thêm 02 chữ số 0 vào sau cùng. Còn riêng phân nhóm sẽ được chia thành:

  • Phân nhóm cấp 1 (1 gạch): ký hiệu 01 con số và chữ số cuối là 0
  • Phân nhóm cấp 2 (2 gạch): ký hiệu 01 con số và chữ số cuối là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

Hàng hóa được sắp xếp trong bảng danh mục theo một cấu trúc hợp lý và mang tính ràng buộc cũng như loại trừ cao, đảm bảo sao cho mỗi mặt hàng chỉ được phân loại vào một phần, một chương, một nhóm và một phân nhóm – và duy chỉ một phân nhóm đó áp dụng cho một mặt hàng cụ thể.

Danh mục được diễn tả thành 6 cột (song ngữ Việt – Anh, gồm 3 cột tiếng Việt và 3 cột tiếng Anh), theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải sẽ là: Mã hàng, Mô tả hàng hóa, Đơn vị tính, Code, Description và Unit of Quantity.

Tại sao các quốc gia lại thêm các chữ số phụ vào mã HS?

Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều áp dụng thêm nhiều cấp phân nhóm khác nhau, tạo thành mã HS 08 chữ số, 10 chữ số, hoặc thậm chí là 13 chữ số. Việt Nam đã và đang sử dụng mã HS 08 chữ số để phân loại và xây dựng danh mục của riêng mình.

Điều này phụ thuộc vào tình hình kinh tế và năng lực sản xuất của từng nơi, đồng thời chính phủ của họ cũng muốn thu thập nguồn dữ liệu thống kê cụ thể hơn đối với một số loại hàng hóa đặc trưng. Càng nhiều chữ số thì khái niệm để phân loại càng được thu hẹp, mức độ chính xác trong thống kê càng cao.

Có thể thấy rằng, đối với một số loại phương tiện cơ giới, Việt Nam đang sử dụng thêm 2 chữ số để chia nhỏ hơn nữa theo đặc tính của chúng. Tại sao lại như vậy? Bởi vì, hoạt động xuất nhập khẩu xe và phụ tùng xe rất quan trọng đối với Việt Nam, chính phủ yêu cầu phải có dữ liệu thương mại cụ thể hơn để có thể quản lý mặt hàng này một cách chính xác nhất.

Điều này cũng tương tự ở một số quốc gia khác, ví dụ như Trung Quốc. Trước đây, đất nước đông dân này sử dụng hệ thống mã 10 chữ số, tuy nhiên từ ngày 01/08/2019, họ đã chuyển sang áp dụng một hệ thống mã chi tiết hơn – 13 chữ số. Sự thay đổi này là dễ hiểu nếu xét đến năng lực sản xuất và tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng ở quốc gia này. Chính phủ Trung Quốc đã nhận thấy sự cần thiết của một danh mục cụ thể, phù hợp hơn để có thể quản lý kim ngạch xuất nhập khẩu của nước mình một cách hiệu quả.

Mặt khác, trong trường hợp sản phẩm hiện không cần phải phân loại thêm bằng các chữ số phụ, thì số 00 sẽ được thêm vào mã 06 chữ số quốc tế. Nếu sau này cần thêm dữ liệu, hàng hóa sẽ được sắp xếp lại ở mức thấp nhất theo yêu cầu.

Một ví dụ dễ hiểu về mã HS của quả táo tại thời điểm hiện tại ở Việt Nam là 0808.10.00 – áp dụng chung cho tất cả các loại táo. Trong tương lai, nếu Việt Nam quyết định muốn thống kê một loại táo cụ thể như Braeburn hay Granny Smith,… vì lý do hợp lý nào đó (giả sử như để bảo vệ tài sản trí tuệ của quốc gia, hoặc để đo lường mức tăng trưởng xuất khẩu) thì bằng cách có sẵn 08 chữ số mã HS như trên, Việt Nam có thể quy định lại mã phân loại mặt hàng táo như sau:

0808.10.01 – Táo Braeburn

0808.10.02 – Táo Granny Smith

0808.10.XX – Táo …

0808.10.99 – Táo khác (bao gồm tất cả loại táo khác)

2. Cách mô tả hàng hóa trong hệ thống

Trước hết, để có thể đọc và hiểu đúng ý nghĩa của mã HS, việc nhận biết được vai trò các dấu câu sử dụng trong hệ thống là cực kỳ cần thiết. Dựa theo nguyên tắc “từ bao quát tới chi tiết”, có 04 loại dấu câu cơ bản được dùng để mô tả hàng hóa.

3. Cách diễn đạt các chú giải pháp lý của danh mục

Bên cạnh đó, để có thể tìm thấy thông tin cần thiết, trợ giúp cho việc phân loại được chính xác, thì những chú giải của các Phần, Chương, hay Phân nhóm sẽ là công cụ hỗ trợ cho việc giới hạn khuôn khổ pháp lý những nhóm hàng cần chú ý khi phân loại sao cho cụ thể, chi tiết và tránh được sự trùng lặp.

Các chú giải của Phần nào thì được trình bày ngay sau tiêu đề Phần đó. Các chú giải của Chương nào thì được trình bày ngay sau tiêu đề Chương đó. Các chú giải Phân nhóm thì được trình bày ngay sau chú giải chương chứa Phân nhóm đó.

Ví dụ (1): Chú giải Chương 10: Ngũ cốc

1. (A) Các sản phẩm kể tên trong các nhóm của Chương này chỉ được phân loại trong các nhóm đó khi ở dạng hạt, còn hoặc không còn ở trên bông hoặc trên thân cây. – (1).

(B) Chương này không bao gồm các loại hạt đã xát vỏ hoặc chế biến cách khác. – (2). Tuy nhiên, thóc được xay để bỏ trấu, gạo được xát, đánh bóng, hồ (glazed), gạo đồ(1) hoặc gạo tấm vẫn được phân loại trong nhóm 10.06. – (3). Tương tự, hạt diêm mạch (quinoa) đã được loại bỏ toàn bộ hoặc một phần vỏ lụa để tách saponin, nhưng không trải qua bất kỳ quá trình chế biến nào khác, vẫn được phân loại trong nhóm 10.08. – (4).

2. Nhóm 10.05 không bao gồm ngô ngọt (Chương 7). – (5).

Chú giải phân nhóm:

1. Khái niệm “lúa mì durum” có nghĩa là loại lúa mì thuộc loài Triticum durum và các giống lai tạo từ việc kết hợp giữa các loài của Triticum durum có cùng số nhiễm sắc thể (28) như loài đó. – (6).

(1) – Chú giải định hướng

(2) – Chú giải loại trừ

(3) – Chú giải định hướng

(4) – Chú giải định hướng

(5) – Chú giải loại trừ

(6) – Chú giải định nghĩa

Chú giải này chỉ rõ những mặt hàng được phân loại trong các nhóm 07.09, 07.10, 07.11, 07.12, là Chú giải liệt kê.

Ví dụ (2): Chú giải 2 chương 7: “2. Trong các nhóm 07.09, 07.10, 07.11 và 07.12, từ “rau” bao gồm các loại ăn được: nấm, nấm cục (nấm củ), ôliu, nụ bạch hoa, bí, bí ngô, cà tím, ngô ngọt (Zea mays var. saccharata), quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc thuộc chi Pimenta, rau thì là, rau mùi tây, rau mùi, rau ngải giấm, cải xoong và kinh giới ngọt (Majorana hortensis hoặc Origanum majorana).”

Tuy nhiên, việc đọc và hiểu rõ các chú giải chỉ là một trong nhiều bước cần thiết để có thể xác định đúng mã HS được áp dụng cho hàng hóa của mình. Còn việc hàng hóa được sắp xếp vào các Phần, Chương, Nhóm và Phân nhóm trong hệ thống cụ thể ra sao, đều phải tuân thủ theo một số quy tắc. Vậy nên, hãy cùng đón chờ bài tiếp theo trong chuỗi series “Hiểu về HS Code”THT Cargo Logistics sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé!

Visits: 8

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *