1. Quy trình đóng hàng vào container cụ thể
Cụ thể quy trình đóng hàng vào container bao gồm các bước sau:
Bước 1: xin booking và duyệt lệnh cấp container rỗng
Để có thể đóng hàng vào container, bạn cần xin lệnh duyệt container rỗng. Một số hãng tàu có thể chấp nhận duyệt container rỗng thông qua email, một số hãng lại yêu cầu duyệt tại văn phòng hoặc một số hãng không cần duyệt trước, bạn chỉ cần đem booking xuống cảng là có thể lấy container ngay.
Bước 2: Đóng tiền trải bãi
Bạn cần phải đóng tiền trả bãi trước khi đóng hàng vào container. Bạn mang lệnh đã duyệt và booking liên hệ với thương vụ cảng để đóng tiền bãi. Bạn cần lưu ý, khi báo và đóng tiền bãi cần phải đóng theo đúng phương pháp đóng hàng như thủ công, xe nâng hay cẩu vì mức phí của mỗi phương pháp là khác nhau.
Bước 3: Đăng ký ngày giờ lấy container rỗng
Để lấy container rỗng, bạn cần liên hệ điều độ, thông thường là cần phải đăng ký 1 ngày trước khi đóng hàng. Nếu bạn đợi tới ngày đóng hàng mới đăng ký lấy container rỗng thì nhiều trường hợp là sẽ không có container rỗng hoặc container rỗng không như mong đợi. Điều này sẽ gây mất thời gian chờ đợi và có khả năng đóng hàng không kịp và bị rớt tàu.
Bước 4: Nhận và kiểm tra container
Sau khi đã nhận được container rỗng thì bạn cần phải thực hiện các bước kiểm tra thật kỹ container bao gồm:
- Kiểm tra container
- Kiểm tra bên ngoài của container
- Kiểm tra bên trong của container
- Kiểm tra cửa ra vào của container
- Kiểm tra tình trạng vệ sinh của container
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container
Bước 5: Liên hệ và tiến hành đóng hàng vào container
Để đóng hàng vào container, bạn hãy liên hệ với điều độ cảng để học điều công nhân, xe nâng hoặc cẩu tới hỗ trợ bạn. Đây là bước rất quan trọng nên bạn hãy cẩn thận, tỉ mỉ. Nếu bạn đã đóng quen cho mặt hàng này rồi thì không nói, nhưng nếu là lần đầu thì bạn cần phải tính toán cần thận, theo sát công nhân. Bạn cần phải lưu ý:
- Tính toán sao cho đóng hàng tối ưu nhất
- tính toán sao cho đóng hàng để sản phẩm, hàng hóa một cách an toàn nhất
- Kiểm tra số lượng hàng hóa trong lúc đóng hàng để đảm bảo chất lượng và đủ số lượng.
- Đảm bảo hàng hóa của bạn không bị trộm, bị mất khi đóng
Bước 6: Nhập máy packing list hạ và VMG báo điều độ cảng
Sau khi đóng hàng xong thì bạn cần mang packing list và VMG báo điều độ cảng nhập máy để báo cáo.
Bước 7: Thanh lý vào sổ tàu
Cuối cùng là bạn chỉ cần thanh toán chi phí vận chuyển, đóng gói.
2. Cách thức đóng hàng vào container an toàn và đảm bảo
2.1 Chèn lót vào trong container
Để hàng hóa của bạn bên trong container không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển thì bạn nên lưu ý chèn thêm lót vào bên trong.
2.2 Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động đối với hàng hóa
Trong quá trình chuyên chở và bốc dỡ hàng không thể triệt tiêu được hết va chạm nhưng bạn có thể dùng các công cụ để hạn chế tình trạng này. Bạn có thể sử dụng những vật liệu mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt như bọt xốp, nệm bông, túi nhựa chứa không khí,…
3. Một số lưu ý khi đóng hàng vào container không thể bỏ qua
Cách thức đóng hàng vào container bạn cần phải lưu ý một số điều sau:
- Kiểm tra thật kỹ container trước khi đóng hàng vào container
- Phân bổ trọng lượng của hàng hóa đều trên toàn bộ diện tích mặt sàn container
- Nếu hàng hóa cỡ lớn nhưng không nằm trọn trong container thì bạn cần đặt hàng hóa nằm ở trọng tâm của container và chèn thêm các vật dụng lót để tránh va chạm, di chuyển.
- Thực hiện theo nguyên tắc xếp hàng hóa trong đó hàng hóa nặng, to hơn thì đặt ở dưới. Còn đối với những hàng hóa lỏng thì thì nên đặt ở bên trên.
- Bạn cũng cần lưu ý cách đóng hàng vào container lạnh
- Sắp xếp hàng hóa phải xếp sát vào nhau, không nên để trống giữa các đơn vị hàng hóa
- Nên hạn chế và giảm bớt lực, chấn động mạnh trong quá trình đóng hàng vào container để tránh nhiệt trong container ảnh hưởng đến hàng hóa.
- Bạn nên đóng hàng có khối lượng bằng hoặc nhỏ hơn so với số liệu ghi ở ngoài vỏ container để tránh vi phạm luật pháp về xuất nhập khẩu hàng hóa.
Visits: 6