Local Charge (LCC) Là Gì? Cách Tính Phí Local Charge Phổ Biến Nhất

Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, ngoài cước biển, chủ hàng còn phải chịu một số loại phí khác, trong đó có phí Local Charge. Vậy Local Charge là gì? Cách tính phí Local Charge thường gặp như thế nào? Hãy cùng THT giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

1. Local Charge là gì?

1.1. Định nghĩa Local Charge (LCC)

Local Charge (LCC) là các loại phí phát sinh tại cảng địa phương trả cho việc bốc xếp hàng hóa lên tàu và những chi phí khác trong quá trình giao hàng tại các bến, bãi, cảng biển, nhà ga do các hãng vận chuyển hoặc Forwarder thu thêm ngoài chi phí vận tải.

1.2. Ý nghĩa của Local Charge

Sở dĩ thực hiện thu phí LCC vì trong thị trường vận tải, các hạng mục phí được công khai. Do đó, các công ty vận tải tách biệt phí vận chuyển với các chi phí khác. Các chi phí khác thường liên quan đến các yếu tố bên ngoài như tắc nghẽn cảng, tỷ giá hối đoái, giá nhiên liệu tăng cao, v.v. cũng có thể có các khoản phí liên quan đến bên thứ ba như bến cảng, nhà kho,…

Từ đó, hãng vận chuyển sẽ chủ động trong việc điều chỉnh giá cước theo thị trường trong khi không thay đổi phụ phí và ngược lại. Điều này có nghĩa là hai loại phí tương đối độc lập.

1.3. Vai trò của Local Charge trong ngành vận tải và logistics

LCC có vai trò quan trọng trong ngành vận tải và logistics, cụ thể như sau:

  • LCC là khoản phí thu để bù đắp lại các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa tại cảng, bao gồm các hoạt động như xếp dỡ, tập kết container, lưu trữ container, khai báo hải quan,…
  • LCC giúp điều tiết thị trường vận tải hàng hóa và khuyến khích các hãng tàu cạnh tranh về giá cước.
  • LCC là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế. Vì vậy, người gửi hàng cần hiểu rõ cách tính phí LCC để ước tính chính xác tổng chi phí lô hàng.

2. Các loại Local Charge thường gặp

2.1. Các loại phí Local Charge thường gặp cho hàng nhập

a. Phí CCF (Container Cleaning Fee)

Mức phí vệ sinh container sẽ khác nhau tùy vào mỗi loại container. Đây là khoản phí mà người nhập khẩu phải thanh toán sau khi người nhận hàng đã dỡ hàng và trả container về bãi để hãng tàu dọn sạch container rỗng.

b. Phí DEM/DET (Demurrage / Detention)

Khi người mua hoàn tất thủ tục khai báo hải quan nhập khẩu và mở lệnh kéo hàng từ cảng về kho của mình, hãng tàu thường cho người mua 5 ngày DEM – lưu container tại cảng và 3 ngày DET – lưu container tại kho. Sau thời gian này, nếu người mua không trả lại container rỗng cho công ty vận chuyển thì sẽ bị tính thêm phí DEM/DET.

c. Phí CFS (Container Freight Station fee)

Khi dỡ container khỏi tàu sẽ cần đưa container về kho CFS trước khi mở container để dỡ hàng lẻ nên CFS là chi phí bổ sung cho các lô hàng LCL.

2.2. Các loại phí Local Charge thường gặp cho hàng xuất

a. Phí THC (Terminal Handling Charge)

Chủ hàng phải trả phụ phí bốc dỡ cho hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu tại cảng đích cho việc vận chuyển.

b. Phí sửa vận đơn (B/L Fee)

Vận đơn do hãng tàu phát hành cho người xuất khẩu. Nếu vận đơn có sai sót phải sửa chữa nhưng người xuất khẩu sẽ phải thanh toán thêm cho hãng tàu một khoản tiền gọi là phí chỉnh sửa vận đơn.

c. Phí AMS (Advance Manifest System)

Phụ phí khai báo hải quan trước Phụ phí khai báo hải quan trước khi hàng được xếp lên tàu.

2.3. Các phụ phí khác

a. Phí BAF (Bunker Adjustment Factor)

Giá nhiên liệu của các hãng tàu chủ yếu phụ thuộc vào biến động giá dầu thế giới. Đó là lý do BAF giúp bù đắp chi phí khi giá dầu lên quá cao. BAF là phụ phí nhiên liệu cho các tuyến vận tải Châu u, còn Châu Á gọi là EBS (Emergency Bunker Surcharge).

b. Phí PSS (Peak Season Surcharge)

Đây là khoản phụ phí thường được thu hàng năm từ tháng 8 đến tháng 10 khi thị trường Châu u, Châu Mỹ bước vào mùa cao điểm và trong các dịp lễ lớn như Lễ tạ ơn, Giáng sinh…

c. Phí CAF (Currency Adjustment Factor)

Phụ phí biến động tỷ giá là khoản phụ phí vận chuyển đường biển do các công ty vận chuyển tính cho người gửi hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá.

d. Phí LSS (Low Sulfur Surcharge)

Phụ phí giảm lưu huỳnh áp dụng cho vận tải đường biển và đường hàng không, đặc biệt là vận tải đường biển do lượng chất thải từ tàu thải ra lớn.

3. Cách tính Phí Local Charge

Một số cách tính phí Local Charge phổ biến như sau:

  • THC (Terminal Handling Charge): THC = (Số container x Đơn giá THC)
  • CFS (Container Freight Station): CFS = (Số container x Đơn giá CFS)
  • AMS (Advance Manifest System): AMS = (Số container x Đơn giá AMS)

Cách tính này được sử dụng tương tự với các phụ phí khác.

Ví dụ cụ thể về cách tính phí Local Charge trong các trường hợp thực tế.

Giả sử một lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ bao gồm 20 container 20 feet. Phí THC tại cảng Cát Lái là 140 USD/container, phí CFS tại cảng Hải Phòng là 45 USD/container, phí AMS là 15 USD/container.

  • Cách tính phí THC:

          THC = (Số container x Đơn giá THC)

          THC = 20 x 140 = 2800 USD

  • Cách tính phí CFS:

          CFS = (Số container x Đơn giá CFS)

          CFS = 20 x 45 = 900 USD

  • Cách tính phí AMS:

          AMS = (Số container x Đơn giá AMS)

          AMS = 20 x 15 = 300 USD

Như vậy, tổng phí Local Charge hàng nhập cho lô hàng này là:

THC + CFS + AMS = 2800 + 900 + 300 = 4000 USD

4. Quy tắc và quy định liên quan đến Local Charge

Về cách tính phí, LLC được tính phụ thuộc vào số lượng container và đơn giá cước. Giá cước có thể thay đổi tùy theo tuyến đường, cảng và loại container.

Về thời gian thu phí, LLC thường được thu khi hàng hóa đến cảng đích hoặc cảng xếp hàng.

Về thời gian thanh toán, LLC thường được thanh toán cùng với cước vận tải.

Lưu ý khi tính phí Local Charge:

Chủ hàng cần hỏi kỹ đơn vị vận tải để được cung cấp thông tin chính xác về mức phí Local Charge.

Chủ hàng cần lưu ý thời gian thu phí và thời gian thanh toán phí Local Charge để đảm bảo không bị chậm trễ.

5. Làm thế nào để giảm bớt phí Local Charge

5.1. Tối ưu hóa quá trình vận chuyển để giảm chi phí Local Charge

Người xuất nhập khẩu có thể tham khảo các cách sau:

  • Khảo giá cước vận tải của nhiều hãng tàu khác nhau để lựa chọn được hãng tàu có mức phí THC cạnh tranh.
  • Lựa chọn dịch vụ giao hàng tận nơi sẽ tiết kiệm được phí THC và CFS vì các hãng vận chuyển thường có mức phí ưu đãi cho dịch vụ này. Chuẩn hóa quy trình đóng gói và vận chuyển để giảm thiểu thời gian xếp dỡ tại cảng, từ đó giảm thiểu chi phí xếp dỡ container.
  • Thuê kho bãi ngoài cảng để lưu trữ hàng hóa, giúp giảm thiểu chi phí lưu trữ container tại cảng.
  • Chuẩn hóa quy trình khai báo hải quan hoặc sử dụng hệ thống khai báo hải quan tự động, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí khai báo hải quan.

5.2. Chiến lược quản lý Local Charge hiệu quả

Có nhiều chiến lược khác nhau để quản lý Local Charge hiệu quả. Dưới đây là một số chiến lược phổ biến:

  • Hiểu rõ các quy tắc, quy định liên quan đến phí LCC để có thể ước tính chính xác chi phí và tránh những chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Lựa chọn hãng tàu và dịch vụ vận tải phù hợp giúp tiết kiệm chi phí Local Charge.
  • Tối ưu hóa lịch trình vận tải để giảm thiểu thời gian lưu kho tại cảng, từ đó giảm thiểu chi phí lưu kho container.
  • Tăng cường sử dụng công nghệ để tự động hóa một số quy trình vận chuyển, từ đó giảm thiểu chi phí vận chuyển nói chung và Local Charge nói riêng.

Visits: 11

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *