Long An tăng tốc phát triển hạ tầng – Cơ hội đầu tư nở rộ

Tỉnh Long An đang tích cực triển khai quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, với mục tiêu phát triển “1 trung tâm – 2 hành lang – 3 vùng và 6 trục động lực.”

1 trung tâm

Mục tiêu phát triển Thành phố Tân An thành trung tâm kinh tế, văn hóa và hành chính của tỉnh.

3 vùng

Vùng đô thị hóa tập trung quanh Thành phố Tân An và các huyện ven Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển mạnh mẽ về đô thị và công nghiệp.

6 trục động lực

Trục động lực 1: Đường Vành đai 4 kết nối Long An với Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và vùng Đông Nam Bộ.

6 trục động lực

Trục động lực 4: Đường Mỹ Quý Tây – Lương Hòa – Bình Chánh, kết nối khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây với Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực công nghiệp Bến Lức.

2 hành lang

Hành lang phía Đông kết nối tỉnh Long An với Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực công nghiệp, đô thị lớn, đặc biệt ở Cần Đước và Cần Giuộc.

3 vùng

Vùng nông nghiệp công nghệ cao tại vùng Đồng Tháp Mười, chuyên canh nông nghiệp hiện đại.

6 trục động lực

Trục động lực 2: Đường QL50B (ĐT827E), kết nối Long An với Thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang.

6 trục động lực

Trục động lực 5: Các tuyến đường kết nối trực tiếp với cảng biển Long An, hỗ trợ phát triển lĩnh vực logistics.

2 hành lang

Hành lang phía Tây nối liền Thành phố Tân An với vùng Đồng Tháp Mười, giúp phát triển nông nghiệp, công nghiệp và lĩnh vực logistics.

3 vùng

Vùng kinh tế hỗn hợp phát triển đa ngành ở các khu vực còn lại của tỉnh.

6 trục động lực

Trục động lực 3: Đường song hành QL62, nối Thành phố Tân An với khu vực kinh tế cửa khẩu Long An và Đồng Tháp Mười.

6 trục động lực

Trục động lực 6: Các tuyến đường khác liên quan đến các dự án công nghiệp và khu đô thị mới trong tỉnh.

“Đại công trường” Long An

Từ đầu năm 2024, Long An đã hoàn thành nhiều dự án giao thông quan trọng với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, như đường Vành đai Thành phố Tân An và nút giao Hùng Vương – QL62.

Tỉnh tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến đường trọng yếu như ĐT816, ĐT817, ĐT818, cùng các tuyến kết nối cảng biển, cảng sông, trung tâm logistics và khu công nghiệp, điển hình là các tuyến Lương Hòa – Bình Chánh và Hựu Thạnh – Tân Bửu.

Long An hiện là “đại công trường” với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đang được đẩy mạnh. Đặc biệt, dự án đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, nối với Long An và Tiền Giang, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng Đông Nam Bộ và sân bay quốc tế Long Thành. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 qua Long An dự kiến hoàn thành vào cuối 2025.

Công trường thi công cầu Tân Bửu trên đường Vành đai 3 qua Long An – Ảnh: Báo Giao thông

Dự án trục động lực QL50B (ĐT827E) kết nối Thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang cũng đang được triển khai. Long An sẽ khởi công 3 cầu trên tuyến này vào năm 2026, với tổng vốn đầu tư gần 4.800 tỷ đồng. Ngoài ra, tuyến QL62, nối Thành phố Tân An với vùng Đồng Tháp Mười, dự kiến khởi công vào 2025 và hoàn thành năm 2027.

Thu hút đầu tư lớn

Bên cạnh phát triển hạ tầng, Long An còn là điểm đến hấp dẫn cho các dự án đầu tư. Trong năm qua, tỉnh đã thu hút hàng loạt dự án lớn như nhà máy Pepsico (300 triệu USD) và trung tâm thương mại Aeon (hơn 1.000 tỷ đồng).

Hiện, Long An đã tiếp nhận 1.312 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư hơn 11,3 tỷ USD, giữ vững vị trí đứng đầu vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long về thu hút đầu tư. Đồng thời, tỉnh luôn đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế và hoàn thành các mục tiêu phát triển đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Nguồn: Báo Điện tử Thanh niên

Visits: 3

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *