Mặc dù ở năm 2024, tình hình kinh tế và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều tiến triển tích cực. Tuy nhiên, trong năm 2025, các chuyên gia dự kiến nước ta vẫn sẽ phải gặp nhiều thách thức và rủi ro, khó có thể duy trì mức tăng trưởng mạnh như năm trước.
Tăng trưởng xuất khẩu 2024
Năm 2024, xuất khẩu đạt mức tăng trưởng đáng kể, với 335,59 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo cuối năm 2024, xuất khẩu có thể về đích, chạm ngưỡng 390 – 400 tỷ USD nhờ vào sự ổn định của đơn hàng ở nhiều ngành quan trọng. Tuy nhiên, dự báo cho thấy năm 2025 có thể gặp nhiều biến động.
Thách thức trong năm 2025
Một trong những rủi ro lớn là thị trường Mỹ – đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể áp dụng các chính sách thuế mới, ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại và gây áp lực lên các ngành xuất khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại, nhu cầu nhập khẩu từ các nước phát triển có thể giảm sút. Việt Nam, với nền kinh tế có độ mở lớn, do đó cũng chịu nhiều tác động mạnh từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dẫn đến sụt giảm tổng cầu.
Xung đột toàn cầu cũng là một yếu tố đáng lo ngại. Cuộc chiến giữa Nga-Ukraine và tình hình căng thẳng ở Trung Đông có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí logistics, đồng thời cũng là nguy cơ tiềm ẩn các hợp đồng xuất khẩu bị hoãn hoặc hủy.
Lời hứa của Trump khi tái đắc cử về việc áp thuế lên những quốc gia khác khi nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ – Ảnh: PPAI
Điểm sáng và cơ hội tăng trưởng
Dù gặp nhiều thách thức, Việt Nam vẫn đang có những điểm sáng trong lĩnh vực xuất khẩu. Các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, và ASEAN tiếp tục là động lực chính. Tuy nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường này phải đối mặt với nhiều tiêu chuẩn cao hơn, nhưng nếu đáp ứng được, Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển bền vững, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản.
Quan hệ thương mại Việt – Trung đang trên đà tăng trưởng. Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gấp 4 lần, với Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) vừa ký với UAE cuối tháng 10/2024 sẽ mở cửa thị trường Trung Đông, khi UAE cam kết xoá bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Để duy trì tăng trưởng xuất khẩu trong năm tới, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã tăng 2 bậc lên vị trí 70/190 trong bảng xếp hạng mức độ dễ dàng kinh doanh năm 2024. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực cần cải thiện để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp phát triển.
Nguồn: Báo điện tử Đầu tưVisits: 3