Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng dưới thời Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Mặc dù mục tiêu thu hút 40 tỷ USD FDI trong năm nay khó đạt được, nhiều tín hiệu tích cực cho thấy Việt Nam vẫn có thể đón nhận những cú hích lớn từ các dự án mới.
Công ty Universal Microwave Technology (nhà cung cấp linh kiện cho SpaceX) đã công bố đầu tư 12 triệu USD tại Việt Nam. Nhà máy tại Khu công nghiệp Thăng Long (Vĩnh Phúc) dự kiến đi vào hoạt động cuối năm nay. Ngoài ra, ít nhất ba công ty đối tác khác của SpaceX cũng lên kế hoạch mở cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, SpaceX dự kiến đầu tư 1,5 tỷ USD. Công ty Smart Tech Group Vietnam đang đề xuất xây dựng nhà máy sản xuất pin với vốn từ 340 đến 850 triệu USD, khởi công năm 2025. Tập đoàn Marvell cũng chuẩn bị mở rộng trung tâm thiết kế chip tại Việt Nam. Không chỉ từ Mỹ, Tập đoàn QuickPack (Đức) đã ký kết hợp tác xây dựng nhà máy sản xuất bao bì tại Long An, với mức đầu tư 30 triệu euro.
Đại diện Đồng Tâm Group và QuickPack trao biên bản ghi nhớ về xây nhà máy QuickPack ở tỉnh Long An – Ảnh: Bích Liên
Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, cho rằng việc thu hút đủ 12 tỷ USD trong hai tháng cuối năm để đạt mục tiêu 40 tỷ USD là rất khó khăn, bởi dòng vốn FDI phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa chính trị và quyết định của nhà đầu tư. Tuy nhiên, xu hướng vốn từ Trung Quốc, Mỹ và châu Âu vẫn rất khả quan.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách và tận dụng lợi thế để có thể thu hút dòng vốn mới trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.
- Tăng trưởng xanh: Phát triển năng lượng tái tạo và cam kết Net Zero.
- Cải cách thể chế: Đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
- Phát triển hạ tầng: Nâng cấp logistics và công nghệ để cạnh tranh chi phí.
“Trong lĩnh vực bán dẫn, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ưu tiên sản xuất ở Mỹ nhưng chuỗi cung ứng sẽ nằm ở nước ngoài. Việt Nam có lợi thế khi là nơi được Samsung, Intel chọn mở nhà máy. Ngay cả khi sản xuất bán dẫn trở lại Mỹ, vai trò mắt xích của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn vẫn có thể được nâng cao hơn.” – PGS-TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore.
Nguồn: Báo điện tử Thanh niênVisits: 1