Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới World Bank (WB), vào thời điểm 1989, Việt Nam thu hút 4,1 triệu USD dòng vốn FDI, xếp thứ 9/10 các quốc gia trong khối ASEAN, chỉ xếp trên Lào.
Theo Ngân hàng Thế giới World Bank (WB), năm 1989, Singapore là quốc gia thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất trong khối ASEAN, đạt 1,89 tỷ USD. Đứng thứ hai là Thái Lan, với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,78 tỷ USD. Theo sau là Malaysia, Indonesia và Philippines, lần lượt xếp ở vị trí thứ 3, 4 và 5 với lượng vốn FDI đổ vào đạt 1,67 tỷ USD; 68 triệu USD và 56 triệu USD.
Trong khi đó, lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam chỉ đạt khoảng 4,1 triệu USD vào năm 1989. Vào thời điểm đó, nếu xét trong khối ASEAN, lượng vốn FDI vào Việt Nam chỉ cao hơn Lào (4 triệu USD).
Đến năm 1990, dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng lên mức 0,18 tỷ USD, xếp thứ 6 trong khối ASEAN, vượt qua Campuchia, Lào, Myanmar và Brunei. Đến năm 2015, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể, đạt 11,8 tỷ USD, xếp thứ 3/10 trong khối ASEAN, chỉ sau Singapore (69,77 tỷ USD) và Indonesia (19,78 tỷ USD).
Như vậy, sau 26 năm, Việt Nam từ vị trí thứ 9/10 đã vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các quốc gia thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất trong khối ASEAN.
Từ năm 2015-2021, Việt Nam liên tục giữ vững vị trí thứ 3/6 trong bảng xếp hạng quốc gia thu hút FDI nhiều nhất trong khối ASEAN.
Đến năm 2021, Singapore vẫn là nước thu hút FDI nhiều nhất khu vực ASEAN, đạt 99,1 tỷ USD. Indonesia và Việt Nam xếp thứ 2 và thứ 3, với lượng vốn FDI lần lượt đạt 20,1 tỷ USD và 15,66 tỷ USD.
Trong khi đó, Malaysia, Thái Lan và Philippines xếp vị trí thứ 3, 4 và 5 trong bảng xếp hạng quốc gia thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất ASEAN năm 2021. Cụ thể, lượng vốn FDI đầu tư vào Malaysia, Thái Lan và Philippines lần lượt đạt 11,62 tỷ USD; 11,42 tỷ USD và 10,52 tỷ USD.
Xét trong cả giai đoạn 1989-2021, lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã tăng mạnh từ 4,1 triệu USD lên tới 15,66 tỷ USD.
Tính đến nay, hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý, đầu tư của một số đối tác lớn như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng lên hàng năm. Làn sóng FDI có khuynh hướng tập trung vào các ngành nghề hàm lượng chất xám cao như công nghiệp phần mềm, điện tử tin học, dược phẩm, cơ khí.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có một số điểm mạnh trong thu hút FDI điển hình như vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào, thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiện gắn với hội nhập.
Do đó, Việt Nam không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi.
Minh Tiến
Nhịp sống kinh tế
Visits: 10